Tùy theo từng điều kiện kinh tế gia đình mà ta có thể bài trí các vật thờ khác nhau trên bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, sắp xếp đồ thờ đồng trên bàn thờ theo sao cho đúng và ý nghĩa của mỗi loại thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng Lê Gia tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Sơ đồ tổng quát về cách bài trí trên bàn thờ gia tiên
Tham khảo video về cách bài trí đồ thờ trên bàn thờ của thầy phong thủy:
Cách bài trí đồ thờ đồng trên ban thờ theo thuyết ngũ hành
Thực tế hiện nay, chúng ta thường sử dụng 3 loại thước lỗ ban chính trong việc xây dựng nhà cửa: thước lỗ ban 39cm, thước lỗ ban 43cm, thước lỗ ban 52cm. Có rất nhiều người lầm tưởng rằng thước lỗ ban chỉ có 1 loại duy nhất và dùng được cho mọi kích thước không gian. Chính vì sự nhầm lẫn này chủ đầu tư đã không biết về ý nghĩa cũng như mục đích sử dụng của loại thước lỗ ban đó và chỉ lựa chọn 1 loại thước có sẵn ở cửa hàng mà thôi. Điều này gây ra tiềm ẩn sai phạm rất lớn về phong thủy.
Các loại thước lỗ ban và mục đích sử dụng của từng loại thước lỗ ban
Các loại thước lỗ ban và mục đích sử dụng của từng loại thước lỗ ban
- Thước lỗ ban 52cm: Dùng để đo khối rỗng, các khoảng thông thủy trong nhà: đo kích thước ô cửa sổ, cửa ra vào, ô thoáng,…
- Thước lỗ ban 43cm (hay thước lỗ ban 42.9cm): Dùng để đo khác khối đặc, các chi tiết trong nhà cũng như là đồ đạc nội thất: kích thước tủ, giường, bệ bếp, bậc,…
- Thước lỗ ban 39cm (hay thước lỗ ban 38.8cm): Dùng để đo kích thước âm trạch: kích thước mồ mả, tiểu, quách, kích thước bàn thờ,…
Quan điểm Ngũ hành tương sinh ngũ hành tương khắc ảnh hưởng như nào trong cách chọn, sắp xếp đồ thờ
Quy luật tương sinh, tương khắc là sự chuyển hóa qua lại giữa Đất – Trời để tạo nên sự sống cho vạn vật. Hai yếu tố này không tồn tại độc lập với nhau, trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc, ngược lại trong tương khắc luôn tồn tại tương sinh. Đó là nguyên lý tất yếu duy trì sự sống của mọi sinh vật.
- Luật tương sinh:
Tương sinh ở đây là cùng thúc đẩy, hỗ trợ nhau để sinh trưởng, phát triển. Trong quy luât ngũ hành tương sinh bao gồm hai phương diện, đó là cái sinh ra nó và cái nó sinh ra hay còn được gọi là mẫu và tử. Nguyên lý của quy luật tương sinh là:
Mộc sinh Hỏa: Cây khô sinh ra lửa, Hỏa lấy Mộc làm nguyên liệu đốt.
Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bụi vun đắp thành đất.
Thổ sinh Kim: Kim loại, quặng hình thành từ trong đất.
Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở thể lỏng.
Thủy sinh Mộc: Nước duy trì sự sống của cây.
- Luật tương khắc:
Tương khắc ở đây là sự cản trở sinh trưởng, phát triển của nhau. Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng nhưng nếu thái quá sẽ khiến vạn vật bị suy vong, hủy diệt. Trong quy luật ngũ hành tương khắc bao gồm hai mối quan hệ đó là: cái khắc nó và cái nó khắc. Nguyên lí của quy luật tương khắc là:
Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa
Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại
Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây.
Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.
Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước.
Có thể nói rằng, tương sinh và tương khắc là hai quy luật luôn tôn tại song hành với nhau, có tác dụng duy trì sự cân bằng trong vũ trụ. Nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì sự phát triển cực độ sẽ gây ra nhiều tác hại. Ngược lại nếu chỉ có khắc mà không có sinh thì vạn vật sẽ không thể nảy nở, phát triển. Do đó, sinh-khắc tạo ra quy luật chế hóa không thể tách rời.
Quay lại vấn đề bài trí ban thờ gia tiên theo quan niệm ngũ hành.
Theo quan niệm của ông cha ta, trên ban thờ cần sắp xếp sao cho đầy đủ ngũ hành, âm dương hài hòa, từ đó mới thể hiện được lòng thành kính dành cho gia tiên. Cần đầy đủ các món đồ thờ ngũ hành như:
Kim: tương ứng với bộ thờ bằng đồng
Mộc : tương ứng với bàn thờ hoặc ngai bằng gỗ
Thủy: tương ứng với bình, chai nước, chén nước thờ.
Hỏa: tương ứng với đèn dầu, nến thờ và nén nhang khi thắp lên
Thổ: tương ứng với tro trong bát nhang, hoặc bát hương bằng sứ.
Tùy theo điều kiện và thời kỳ khác nhau mà sử dụng những đồ thờ cúng khác nhau. Tuy nhiên, một bàn thờ luôn được sắp xếp sao cho hài hòa của 5 yếu tố trên sẽ có tác dụng phong thủy mang đến nhiều tài lộc cho gia chủ.
Ngũ hành là yếu tố đầu tiên mà gia chủ cần chú ý khi bày biện ban thờ.
Ý nghĩa của đồ thờ đồng trên ban thờ gia tiên:
Đồ thờ đồng trên ban thờ có đa dạng chủng loại. Ngoài những món chính trong bộ tam sự, ngũ sự như đỉnh thờ, đôi hạc, đôi chân nến thì còn những món đi kèm trên ban thờ như bát hương, lọ hoa, ống hương,… Mỗi loại đồ thờ sẽ có một ý nghĩa khác nhau, tùy theo nhu cầu mà gia chủ lựa chọn sao cho hợp lý.
Đỉnh đồng (lư hương):

Đôi hạc đứng trên lưng rùa:Hình ảnh hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện sự hài hòa giữa trời đất, giữa hai thái cực âm – dương. Hạc là một loài chim quý, biểu trưng cho sự may mắn, trường thọ. Rùa là một linh vật được tôn trọng từ ngàn xưa (1 trong 4 tứ linh), mang ý nghĩa trường thọ, mà còn của sự bảo vệ, che chở, hỗ trợ, sự sang trọng và triển vọng. Khi hạc đứng trên lưng rùa thành một cặp là sự kết hợp hài hòa, gắn kết giữa trời đất, giữa hai thái cực âm dương, mang ý nghĩa may mắn.

Đôi chân Nến bằng đồng:Chân nến thờ bằng đồng có nhiều mẫu mã từ loại trơn (không hoa văn) đến các hoa văn tứ linh, rồng phượng. Đôi chân nến thường được đặt hai bên của đỉnh trên ban thờ, vừa mang ý nghĩa tâm linh, vừa mang ý nghĩa thẩm mỹ cao.
Từ xưa tới nay, nghi thức thắp đèn, nến trong không gian thờ cúng là nét đẹp tín ngưỡng, mang ý nghĩa tâm linh phong thủy trong các ngày Lễ, giỗ chạp. Đôi chân nến được dùng để đỡ nến khi thắp.
Người xưa cho rằng, lửa hay ánh sáng còn có ý nghĩa như là cầu nối giữa trần thế và cõi âm. Điều này được thể hiện rất rõ nét trong nghi thức dâng hương (thắp hương) của người Việt. Không những vậy, thông qua ánh sáng, nén nhang, con cháu có thể khấn vái, cầu mong gia tiên phù hộ độ trì, thành kính mời ông bà, các cụ tổ tiên về ăn cỗ cùng con cháu.
Chóe đồng:
Chóe là đồ thờ đồng với ý nghĩa về phong thủy tượng trưng cho hũ gạo hũ vàng, hũ bạc của những gia đình giàu có thời xưa. Chóe đồng mang ý nghĩa mong muốn cuộc sống giàu sang, phú quý, no đủ.