TRANH ĐỒNG VÀ SỰ ĐA DẠNG TRONG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
Tranh đồng mỹ nghệ có mẫu mã và kích thước vô cùng đa dạng phục vụ cho nhiều nhu cầu với những không gian trưng bày khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng hay biếu tặng mà bạn có thể chọn lựa các mẫu tranh đồng phù hợp.
- Với mục đích biếu tặng cho sếp- đối tác- khách hàng: thì bạn có thể chọn các bức tranh đồng lưu niệm với kích thước nhỏ. Các bức tranh thường được chọn theo nhu cầu này là: tranh bát mã, tranh thuận buồm, tranh hoa sen, tranh Chùa Một Cột, tranh Khuê Văn Các, tranh Bác Hồ.
- Với mục đích tặng tân gia, khai trương: bạn có thể chọn các bức tranh khổ vừa và nhỏ. Các bức tranh thường được chọn theo nhu cầu này là: tranh bát mã, tranh thuận buồm, tranh chữ thư pháp.
- Với mục đích trang trí tư gia: Tùy vào không gian trưng bày là phòng khách, , phòng làm việc, phòng thờ của từng gia chủ mà bạn có thể chọn những bức tranh có nội dung phong thủy như: Tranh bát mã, tranh thuận buồm, tranh vinh hoa phú quý...Với những người ưa thích theo phong cảnh thì có thể lựa chọn các bức tranh như tranh đồng quê, tranh cội nguồn quê hương...
Tranh đồng có nội dung, mẫu mã và kích thước đa dạng
QUY TRÌNH CHẾ TÁC TRANH ĐỒNG TẠI LÊ GIA
Chế tác tranh đồng được chia làm 4 phương pháp chính. Cụ thể như sau:
1. Dập máy: phương thức dập máy hay dập khuôn là sử dụng công cụ máy móc nhằm hỗ trợ cho việc tạo chi tiết nổi lên bề mặt tấm đồng. Bản thiết kế mẫu tranh được vào trên máy tính và chỉ cần 1 nút ấn là máy móc sẽ thao tác dập các hình khối trên nền đồng. Tranh dập máy có đặc điểm tối ưu chi phí, thời gian chế tác nhanh, 1 bức tranh hoàn thiện chỉ sau 60 phút nên giá thành rất hợp lý. Tranh dập máy có các kích thước định sẵn như 1m1 x 70cm, 1m7 x 90cm, 2m3 x 1m2 và không thể chế tác các sản phẩm ngoại cỡ.
2. Khắc nền: phương thức này người thợ sẽ tiến hành quét phủ màu cho tấm đồng chuyển hoàn toàn sang màu đen, sau đó người thợ sẽ dùng bút để vẽ, khắc lên tấm đồng.
3. Thúc- Chạm thủ công: Đây là phương thức thường sử dụng để chế tác các mẫu tranh theo yêu cầu và những mẫu tranh cao cấp. Từ tấm đồng nguyên bản, được cố định trên bàn trám (bàn trám được làm từ đất sét, nhựa thông,...nó có độ mềm nhất định). Người thợ sẽ tiến hành dán hình vẽ hoa văn lên tấm đồng. Sau đó sử dụng búa thúc 3D tạo những hoa văn với những độ nông sâu khác nhau. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải có cảm nhận thực sự tốt và độ khéo léo cao mới làm toát được cái hồn của bức tranh. Sau khi quà trình thúc xong, tấm đồng phải được tháo khỏi bàn trám. Người thợ tiến hành dùng ve búa tạo hình hoa văn và đi các đường viền giúp cho hoa văn nổi bật hơn. Sau khi hoàn thiện công đoạn thúc chạm tỉ mỉ thì tấm đồng được sửa nguội trước khi tiến hành bước cuối cùng là phớt màu hay mạ- dát vàng theo yêu cầu.
Để tạo ra 1 bức tranh đồng phủ vàng thúc chạm thủ công các nghệ nhân Lê Gia trải qua 6 bước chế tác tinh xảo.