Trang chủ / Bạn quan tâm / Tư Vấn- Cẩm nang / Khám phá bí mật của trống đồng Đông Sơn
Tư Vấn- Cẩm nang

Khám Phá Bí Mật Của Trống Đồng Đông Sơn

Thứ Bảy, 28 Tháng Mười 2023
0/5 - (0 bình chọn)
Đài “Tiếng nói nước Nga” phát thanh từ Matxcơva tiếp nối loạt bài của chuyên mục “Nhìn lại ngày hôm qua”, nói về lịch sử các mối liên hệ Nga-Việt.

Câu chuyện về trống đồng Đông Sơn

Chúng tôi tiếp tục câu chuyện về nhà khảo cổ học Nga Viktor Golubev, người từ Pháp đến Việt Nam vào những năm 1920 để làm việc tại Viện Viễn Đông Bác Cổ và là người phát hiện ra nền văn hóa Đông Sơn.

Lần đầu tiên, trống đồng nổi tiếng thế giới đã được phát hiện tại Việt Nam trong quá trình xây dựng vào cuối thế kỷ 19. Thoạt đầu, các học giả đặt tên cho nó là “trống cầu mưa”, vì trên trống có vẽ hình những con ếch. Thời đó trống đồng không được các chuyên gia chú ý đặc biệt. Trống được phát hiện ở các địa phương khác nhau của Việt Nam. Và chỉ được coi như những tác phẩm độc đáo của các nghệ nhân khu vực ở thời đại không xác định. Nhà sử học Matxcơva Maxim Syunnerberg cho biết:

“Năm 1925, Victor Golubev thấy ở chợ Thanh Hóa một đồ vật đồng rõ ràng có nguồn gốc cổ xưa và được chế tạo rất độc đáo. Ông hỏi người bán và được biết vật này được phát hiện ở làng Đông Sơn. Về Hà Nội, Golubev đề nghị Ban Giám đốc Viện Viễn Đông Bác Cổ tổ chức cuộc khai quật khảo cổ học nghiêm túc ở Đông Sơn. Uy tín của nhà khoa học Nga lớn đến nỗi công việc được bắt đầu ngay lập tức.”

Trong nhiều năm, cuộc khai quật đã phát hiện khoảng 500 hiện vật khác nhau, bao gồm hàng chục trống đồng lớn. Phân tích hoá học cho thấy trong thành phần của chúng có tỷ lệ thiếc cao, không đặc trưng so với đồng Trung Quốc.

Golubev là người đầu tiên so sánh các dữ liệu của hiện vật khai quật Đông Sơn với các hoa văn trên trống đồng “cầu mưa” được phát hiện trước đó và lưu giữ tại Bảo tàng Viễn Đông Bác Cổ. Ông đã phát hiện ra sự giống nhau của nhiều hình vẽ và bằng cách đó đã thiết lập nguồn gốc trống đồng Đông Sơn.

Khi nghiên cứu hình ảnh trên trống, nhà khoa học Nga đã đi đến kết luận rằng cầu mưa không phải là chức năng của chiếc trống lớn. Những cảnh mô tả trên trống phản ánh các nghi lễ cúng bái, các hoạt động tôn giáo thờ tổ tiên và vật tổ là loài chim. Và bản thân chiếc trống được dùng để gọi hồn.

Năm 1930, ông Golubev xuất bản một báo cáo dựa cơ sở khoa học gọi giai đoạn văn hóa Việt Nam đặc biệt ấy là văn hóa Đông Sơn. Nhà khoa học đã xác định thời điểm khởi đầu của nó là cách đây khoảng 3000 năm, khu vực chính phổ biến của nó nằm trong châu thổ sông Hồng và sông Mã.

Victor Golubev cũng đã theo dõi ảnh hưởng của nền văn hóa Đông Sơn đối với các khu vực liền kề. Ông ghi nhận dấu vết ảnh hưởng của nền văn hóa này ở miền Nam Trung Quốc, Nhật Bản, In-đô-nê-xi-a và các đảo Châu Đại Dương.

Là người ủng hộ các liên hệ văn hoá rộng lớn thời cổ, Golubev luôn luôn nhấn mạnh nguồn gốc địa phương của văn hóa Đông Sơn. Ông đã mạnh mẽ phủ nhận quan điểm khoa học đang chiếm ưu thế vào thời đó rằng các sản phẩm đúc kim loại chỉ xuất hiện tại Việt Nam sau cuộc đô hộ của nhà Hán, cùng với các thuộc tính khác của nền văn minh Trung Quốc.

 

Phải nói thêm là về sau, kết luận này của nhà khoa học Nga đã được xác nhận từ truyền thuyết cổ của người Mường.Theo các truyền thuyết đó, những chiếc trống đẹp nhất được dâng cho người cai trị địa phương và những chiếc kém hơn được mang đi bán ở những nơi khác.

Trong thế giới khoa học, phát hiện của Victor Golubev được đánh giá rất cao và được gọi là “bước ngoặt trong nghiên cứu khảo cổ học và dân tộc học, không chỉ ở Đông Dương mà còn ở In-đô-nê-xi-a và châu Đại Dương.”

Kết quả các cuộc khai quật mà các nhà khảo cổ Việt Nam tiến hành mấy thập kỷ trước đã khẳng định tính đúng đắn của các nguyên lý chính trong học thuyết văn hóa Đông Sơn, được đề xuất bởi nhà khoa học Nga Victor Golubev, người đã sống và làm việc tại Việt Nam từ năm 1920 đến 1945.

Câu chuyện về nhà khảo cổ học Nga Viktor Golubev, người phát hiện ra nền văn hóa Đông Sơn sẽ được tiếp nối trong buổi phát thanh của chúng tôi vào ngày thứ Năm tới đây, trong loạt bài “Nhìn lại ngày hôm qua” nói về các mối liên hệ Nga Việt, và trên trang web của đài “Tiếng nói nước Nga.”

Nếu muốn sở hữu trống đồng đẹp làm quà biếu tặng các đối tác lớn, hoặc mua để trưng bày. Quý khách hàng có thể liên hệ ngay với Đồ Đồng lê Gia theo địa chỉ sau:

——> Tham khảo thêm 50+ mẫu mặt trống đồng Đông Sơn, Ngọc Lũ đẹp nhất Tại đây

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị
Các khách hàng Lê Gia thường quan tâm các câu hỏi về???
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Chọn hình ảnh

Có, Lê Gia cung cấp nhiều sản phẩm quà tặng với các chất liệu đa dạng như: đồng/ bạc/ vàng/ đá quý. Các chủng loại sản phẩm đa dạng bao gồm từ tranh- tượng- mô hình biểu trưng có thể phù hợp làm quà tặng cho sếp- đối tác- khách hàng sang trọng. Đặc biệt Lê Gia cũng có xưởng chế tác riêng và đáp ứng được mọi nhu cầu về thiết kế mẫu cũng như số lượng của quý đối tác.

Có, Lê Gia cam kết cung cấp các sản phẩm chất lượng cao được làm từ các nguyên liệu quý hiếm: đồng/ bạc/ vàng/ đá quý và được kiểm định kỹ lưỡng trước khi cung cấp đến tay quý khách hàng. Mọi sản phẩm của Lê Gia cũng được cấp thẻ bảo hành.

Bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng Lê Gia để xem sản phẩm và tham khảo tư vấn của nhân viên hoặc xem các sản phẩm trên website của chúng tôi. Mọi sản phẩm đều đã có kích thước và giá cả. Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm đặc biệt và với ngân sách định sẵn mà chưa biết lựa chọn sản phẩm nào để phù hợp với sếp, khách hàng của mình thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn nhé.

Có, Lê Gia cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi cho khách hàng. Thời gian giao hàng phụ thuộc vào địa chỉ và khu vực của bạn.

Có, Lê Gia có thể làm thêm cho bạn các mẫu tem, mác lời chúc theo yêu cầu và gắn trên sản phẩm. Bạn chỉ cần gửi nội dung cho chúng tôi để lên thiết kế. Sau khi duyệt nội dung tem mẫu với quý khách nhân viên Lê Gia sẽ tiến hành in tem và dán lên sản phẩm.

GỬI THÔNG TIN LIÊN HỆ CHO CHÚNG TÔI
DMCA.com Protection Status