Trống đồng là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp phát triển. Đây là di vật tiêu biểu cho nền văn hóa của người Việt cổ thời kỳ dựng nước. Nổi bật trong số ấy phải kể đến hình ảnh trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Đông Sơn với họa tiết hoa văn vô cùng tinh xảo và độc đá. Nó thể hiện sự sáng tạo đỉnh cao về nghệ thuật từ những buổi đầu sơ khai của nền văn minh, văn hóa Âu Lạc.
Vậy giữa trống Ngọc Lũ và trống Đông Sơn, đâu mới là cái nôi của nền văn minh lúa nước? Sự khác nhau giữa hai loại trống ấy như thế nào? Làm thế nào để nhận biết và phân biệt chúng một cách dễ dàng nhất? Hãy cùng Đồ Đồng Lê Gia tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé !
Nguồn gốc của trống đồng
Trống đồng Việt Nam có nhiều loại hình, nhưng tất cả khởi nguồn từ trống Đông Sơn mà đỉnh cao là trống đồng Ngọc Lũ.
Những tranh cãi về nguồn gốc ra đời của trống đồng Đông Sơn
Về nguồn gốc ra đời của trống đồng Đông Sơn, có 3 luồng ý kiến khác nhau:
- Tại phương Tây, người ta đã biết về trống đồng từ năm 1682. Nhưng mãi đến thế kỷ 19, mới có học giả bàn về sản phẩm này
- Các học giả Trung Quốc cho rằng quê hương của trống đồng là ở Vân Nam, Trung Quốc. Nhưng các nhà khảo cổ học Việt Nam cũng khẳng định xuất thân của trống đồng là ở vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Bộ Việt Nam
Mặc dù chưa có một kết luận nào chắc chắn và được công nhận nhưng bài viết đi theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ học Việt Nam.

Tác giả Tạ Đức đã đưa ra các luận cứ với nhiều bằng chứng chứng minh quê hương trống đồng chính là thành Cổ Loa (Hà Nội). Theo đó, An Dương Vương trị vì vùng trung tâm. Đây là nơi đất đai màu mỡ, dân cư đông đúc, giao thông đường thủy thuận lợi. Với tư cách là thủ lĩnh uy quyền, An Dương Vương là vị vua duy nhất huy động được nhân lực, tài lực để tạo ra chiếc trống lớn và đẹp nhất tượng trưng cho vương quyền và thần quyền Bách Việt,…
Nguồn gốc trống đồng Ngọc Lũ
Người ta cho rằng trống đồng Ngọc Lũ và Đông Sơn đều là dòng trống cổ nhất của Việt Nam. Trống đồng Ngọc Lũ được phát hiện vào khoảng năm 1893 – 1894, do một số nông dân đi đắp đê ở hữu ngạn sông Hồng và tìm thấy. Sản phẩm được cúng vào đình làng Ngọc Lũ, để khi có đình đám cúng tế thì dùng.
Nhưng đến năm 1902 nhân cuộc đấu xảo ở Hà Nội, trống được đem ra trưng bày. Viện Viễn Đông Bác cổ đã mua lại là lưu trữ ở Bảo tàng Lịch Sử. Đây là một loại nhạc cụ cổ nhất của dòng trống đồng Đông Sơn
Trống đồng Ngọc Lũ và Đông Sơn khác nhau như thế nào?
Nếu không am hiểu sâu thì rất nhiều người nhầm lẫn giữa 2 loai trống đồng này. Bởi chúng khá giống nhau về ngoại hình và một số hoa văn, họa tiết.
Trống đồng Đông Sơn
Trống có ngôi sao 8, 10 hoặc 12 cánh, bao quanh là 10 vòng hoa văn hình người, vật, động vật và hoa văn hình học. Hoa văn hình học thường thấy là: đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến, hoa văn hình chữ gãy khúc, hoa văn răng cưa và vạch ngắn song song, và các chữ của người Việt cổ, hình ảnh về con người như trai gái giã gạo,múa hát, các chiến binh trên thuyền.
Trên thân của trống đồng thường có họa tiết hình thuyền, hình vũ sĩ, hình một số chim, thú. Thông thường thì chỉ có hoa văn hình học. Quai trống thường làm theo hình dây thừng bện.
Trống đồng Đông Sơn được phân loại theo sự phân bố của những hình khắc và hoa văn trên trống, gồm 4 loại. Trong đó, trống đồng Ngọc Lũ là loại cổ và là “đứa con đầu tiên”.
Trống đồng Ngọc Lũ
Đặc trưng của trống đồng Ngọc Lũ là có lớp patin xanh ngả xám. Bao gồm các bộ phận: Mặt trống, tang trống, thân trống và chân trống.
Mặt trống được đúc nổi hình ngôi sao 12 cánh hoặc 14 cánh bao quanh núm tròn nổi để đánh trống. Xen giữa các cánh sao là những họa tiết hình lông công. Tiếp đó là 16 vành hoa văn: chấm nhỏ, vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến, những hàng chữ ∫ gẫy khúc nối tiếp, văn răng cưa, hình người hóa trang lông chim nhảy múa, người giã gạo chày đôi, người đánh trống, nhà sàn mái cong, hươu đang đi cùng chim mỏ ngắn bay và chim mỏ dài đứng.
Tang trống gồm có 6 vành hoa văn hình học là những đường chấm nhỏ thẳng hàng, văn răng cưa, hoa văn vòng tròn đồng tâm chấm giữa nối với nhau bằng những tiếp tuyến song song và có một hàng 6 chiếc thuyền chở chiến binh cầm vũ khí và tù binh, xen giữa là những hình chim cò ngậm cá, chó săn được thể hiện theo lối cách điệu.Thân trống có những hoa văn hình học chạy song song cắt nhau tạo thành 6 ô hình chữ nhật. Trong ô là các võ sĩ đầu đội mũ lông chim, tay cầm vũ khí vừa đi vừa múa. Phần dưới của thân là ba vành hoa văn hình học. Ở giữa là vành văn vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến. Hai bên là hai đường chấm nhỏ. Ngoài cùng là hai đường chỉ trơn. Giữa tang trống và thân trống là hai đôi quai có hoa văn bông lúa. Chân trống có hình nón cụt và không trang trí hoa văn nào.
>>> Xem chi tiết sản phẩm mặt trống đồng treo tường Ngọc Lũ được thúc nổi từ đồng vàng nguyên chất
