Lần Đầu Tiên Trưng Bày 16 Bảo Vật Quốc Gia
Lần đầu tiên trưng bày 16 bảo vật quốc gia
Sáng 10/1, Bảo tàng Lịch sử quốc gia lần đầu tiên trưng bày 16 bảo vật quốc gia đang lưu giữ. Các bảo vật gắn liền với quá trình hình thành quốc gia, dân tộc, từ thời kỳ văn hóa Đông Sơn cách đây hàng nghìn năm đến thời quân chủ chuyên chế, các triều đại phong kiến, có hiện vật gắn liền với sự đấu tranh giải phóng dân tộc.
Trống đồng Hoàng Hạ, một trong những chiếc trống đẹp nhất của nền văn hóa Đông Sơn. Năm 1937, trống được phát hiện khi đào mương tại thôn Hoàng Hạ, huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặt trống trang trí hình mặt trời 16 tia, giữa các tia trang trí hoa văn lông đuôi chim công, cảnh sinh hoạt, chèo thuyền, xử tử tù binh… Cùng với nhóm trống Ngọc Lũ, Sông Đà, Cổ Loa, trống đồng Hoàng Hạ phản ánh đời sống vật chất, tinh thần phong phú của cư dân Đông Sơn, thể hiện đỉnh cao nghệ thuật đúc đồng thời dựng nước đầu tiên của dân tộc.
Thạp đồng Đào Thịnh – chiếc thạp lớn nhất hoa văn trang trí phong phú, chặt chẽ, tinh mỹ và độc đáo nhất trong hàng trăm chiếc thạp được phát hiện. Trong văn hóa Đông Sơn, thạp đồng là di vật tiêu biểu sau trống đồng. Trên nắp thạp có gắn đối xứng tâm 4 khối tượng nam nữ đang giao hoan, loại tượng gặp duy nhất trong nghệ thuật Đông Sơn, phản ảnh tín ngưỡng phồn thực với khát vọng vạn vật sinh sôi nẩy nở của cư dân trồng lúa nước. Việc người nam đeo dao găm ngay cả trong lúc sinh hoạt tình dục cho thấy vũ khí luôn thường trực bên người, phản ảnh trong văn hóa Đông Sơn đã phát sinh xung đột xã hội dẫn tới chiến tranh, là tiền đề hình thành các thủ lĩnh quân sự, tạo nên một trong những cơ sở vật chất hình thành nhà nước sơ khai Văn Lang – Âu Lạc sau này.
Tượng hai người đàn ông cõng nhau thổi khèn là pho tượng sinh động nhất trong hệ thống tượng tròn Đông Sơn. Tượng miêu tả hai người đàn ông đóng khố, đầu chít khăn, đeo khuyên tai lớn chạm vai. Người cõng trong tư thế khom lưng, hai tay vòng ra sau ôm đỡ người ngồi trên lưng, hai chân như đang nhún nhảy theo điệu nhạc. Người được cõng đang say sưa thổi khèn. Tượng được thể hiện theo khối thủng, có nhiều góc cạnh và nhiều đường cong lượn, đòi hỏi kỹ thuật khuôn đúc phức tạp. Pho tượng là bằng chứng về loại hình âm nhạc truyền thống dân tộc được khởi nguồn từ văn hóa Đông Sơn, phản ảnh đời sống tinh thần phong phú, sự lạc quan, yêu đời cũng như trình độ đúc đồng đỉnh cao của người Việt cổ.
Cây đèn hình người quỳ bằng đồng, thuộc nền văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2000-2500 năm. Cây đèn thể hiện hình tượng người đàn ông mình trần đóng khố tư thế đang quỳ, hai tay nâng đĩa đèn. Tượng có khuôn mặt bầu, mắt mở to, miệng hơi mỉm cười, quanh môi có ria mép. Đầu tượng được gắn vương miện, tóc để chỏm. Hai vai và sau tượng gắn 3 cành chữ S, mỗi cành chữ S đỡ một đĩa đèn và gắn một hình người đang quỳ. Trên hai đùi và đằng sau người đàn ông có 4 nhạc công cũng ở tư thế quỳ, hai nhạc công đang thổi sáo. Cánh tay, cổ tay có đeo trang sức, tai đeo hoa hình khuyên to tròn. Cây đèn là hiện vật độc bản, đại diện cho nghệ thuật cổ tiêu biểu vào thời kỳ cuối văn hóa Đông Sơn, có sự giao lưu với văn hóa Hán.
Mộ thuyền Việt Khê có kích thước lớn nhất, hiện trạng nguyên vẹn nhất chứa đựng nhiều đồ tùy táng quý hiếm của văn hóa Đông Sơn, niên đại 2.000-2.500 năm trước. Đây là loại quan tài bằng thân cây khoét rỗng, còn gọi là mộ thuyền đã phát hiện ở Việt Nam. Mộ chứa 109 đồ tùy táng gồm chủ yếu là các loại vũ khí, nhạc khí, công cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt bằng đồng. Mộ thuyền được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2013.
Bia Võ Cạnh – tấm bia cổ nhất Đông Nam Á là khối đá có hình trụ đứng, trên 3 mặt khắc chữ Sanskrit. Đây là tấm bia cổ nhất còn lại của vương quốc cổ Champa. Bia khắc chữ Phạn cổ cho biết nhiều thông tin giá trị về lịch sử vương triều tiền vương quốc Nam Chăm.
Chuông chùa Vân Bản là chiếc chuông cổ nhất, lớn nhất, uy nghi nhất của nền văn minh Đại Việt, có niên đại thế kỷ 13-14 dưới thời Trần. Trên thân chuông khắc chữ Hán nói về những người có công khai phá sơn lâm, mở mang đất đai lập dựng chùa Vân Bản. Chuông là nguồn tài liệu quý để nghiên cứu lịch sử, văn hóa Phật giáo Việt Nam nói chung, thời Trần nói riêng.
Môn hạ sảnh ấn – chiếc ấn đồng có nội dung rõ ràng nhất, niên đại cụ thể nhất liên quan đến lịch sử hành chính trung ương triều Trần. Ấn được đúc dưới thời Trần, niên hiệu Long Khánh thứ 5 (1377), được phát hiện năm 1962 tại xã Hương Giang (Hương Khê, Hà Tĩnh). Sảnh Môn hạ là một trong những cơ quan hành chính trung ương cao nhất thời Trần, do vua Trần Minh Tông đặt ra. Cơ quan này thân cận nhà vua, có nhiệm vụ giữ bảo ấn, truyền lệnh của vua tới các quan, nhận lời tấu lên vua và các công việc lễ nghi trong cung. Chức quan ở sảnh này đều do các quan đại thần đảm nhiệm. “Môn hạ sảnh ấn” được dùng để đóng trên những văn bản hành chính quan trọng của triều đình, từ đời vua Trần Phế Đế (trị vì 1377-1388) về sau. Cho tới nay, những phát hiện về ấn đồng các triều đại phong kiến Việt Nam không nhiều.
Bình vẽ thiên nga có từ thời Lê sơ (thế kỷ XV) có kích thước lớn nhất, nguyên vẹn nhất trong sưu tập hiện vật độc bản khai quật từ tàu đắm Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, Quảng Nam. Bình dáng cao, vai phình, thân thuôn nhỏ. Hoa văn trang trí chia thành 7 băng phủ kín thân từ miệng xuống đáy. Băng hoa văn chủ đạo chiếm không gian lớn nhất ở giữa thân bình vẽ phong cảnh với 4 con thiên nga theo tích Phi, Minh, Túc, Thực: một con đang dang cánh bay, một con đang nghển cổ kêu, một con đang rúc đầu vào cánh ngủ và con còn lại đang kiếm ăn. Đây là cách chơi chữ và mượn hình biểu ý của người xưa nhằm gửi gắm ước nguyện được thăng tiến, tiền đồ xán lạn, giàu có, no đủ. Thời Lê sơ là giai đoạn phát triển huy hoàng của nghệ thuật gốm sứ cổ Việt Nam.
Chiếc thống gốm hoa nâu kích thước lớn, men phủ đều, là tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo nhất trong những đồ gốm hoa nâu thời Trần được phát hiện. Chiếc thống được cho là vật dụng của hoàng tộc triều Trần, được phát hiện khi đào giếng tại khu đền Trần, thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng (TP Nam Định) năm 1972. Khu vực phát hiện thuộc hành cung Thiên Trường, một trong những vùng đất phát tích và là kinh đô thứ hai của nhà Trần, nơi các Thái thượng hoàng lui về ở sau khi truyền ngôi.
Bia điện Nam Giao, một trong những di vật giá trị nhất sót lại của Đàn Nam Giao. Tấm bia phản ảnh rõ nét ý nghĩa lịch sử điện Nam Giao và lễ tế Nam Giao ở kinh thành Thăng Long, nghi lễ lớn nhất của các vương triều Lý – Trần – Lê để tế trời đất, cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Bia có niên đại từ thời Lê Trung hưng, năm Vĩnh Trị thứ 4 (1679).
Trống đồng Cảnh Thịnh được đúc năm 1800 dưới thời Tây Sơn. Đây là hiện vật độc bản trong phức hợp trống đồng Việt Nam. Hoa văn trang trí chính đúc nổi đề tài tứ linh mang ý nghĩa biểu trưng đất nước thái bình thịnh trị, xã hội an lạc. Giá trị đặc biệt khác của trống Cảnh Thịnh chính là phần tư liệu. Bài minh văn dài 222 chữ dẫn thuyết lý do, mục đích đúc trống, nói về người trong xã là bà Nguyễn Thị Lộc, vợ của Tổng Thái giám Giao quận công vào năm Vĩnh Hựu thứ 2 đời vua Lê Ý Tông (1736) đã tập phúc góp công dựng chùa Linh Ứng.
Ấn vàng Đại Việt quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo do chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) cho đúc làm quốc bảo năm 1709. Thời vua Gia Long lên ngôi, bảo ấn được chọn làm báu vật truyền ngôi của vương triều Nguyễn.
Chiếc ấn vàng Sắc mệnh chi bảo nặng 8,3 kg, đúc vào năm 1827 dưới thời vua Minh Mệnh. Ấn có núm hình rồng cuốn, mặt ấn đúc nổi 4 chữ triện Sắc mệnh chi bảo. Ấn dùng để ban cấp cáo sắc cho văn võ cùng phong tặng thần và người. Đây là hiện vật độc bản, biểu trưng cho quyền lực nhà Nguyễn, có giá trị đặc biệt trong sưu tập kim bảo triều Nguyễn.
Tập thơ Nhật ký trong tù gồm 133 bài thơ chữ Hán do Hồ Chí Minh sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây (Trung Quốc), 1942-1943.
Do Dong Le Gia
Do Dong Le Gia
Thanh Hóa ngày nay, vùng đất Cửu Chân xưa với lưu vực sông Mã là một trong những trung tâm thời đại kim khí, địa bàn trọng yếu của Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc thời các vua Hùng, là một trong những trung tâm quan trọng trong việc chế tạo, sử dụng, giao lưu, trao đổi trống đồng cổ của Việt Nam.
Do Dong Le Gia
Quả đồi trồng chè cao hơn khoảng 10 m so với mặt ruộng xung quanh, khi đó thuộc đội 3, hợp tác xã Quảng Lễ, xã Quảng Chính, huyện Đầm Hà nay là xã Quảng Chính, huyện Hải Hà. Trống được tìm thấy ở độ sâu 50 cm, không chôn kèm hiện vật khác.
Do Dong Le Gia
Nghề đúc đồng truyền thống ở Việt Nam đã có từ bao đời nay. Thời Vua Hùng dựng nước đã có các khí vật được đúc bằng đồng như mũi tên, ngọn giáo. Đến ngày này nước ta vẫn còn duy trì được nhiều làng nghề đúc đồng truyền thống mộc mạc, hấp dẫn du khách đến tham quan du lịch, khám phá nét văn hóa nghề hấp dẫn. Dưới đây là top 7 làng nghề đúc đồng ở Việt Nam có tiếng.
Do Dong Le Gia