Là chiếc trống đồng xếp trong top đứng đầu của hàng trăm trống đồng cổ lưu giữ tại bảo tàng lịch sử Việt Nam cũng như các bảo tàng các tỉnh trên cả nước.
Hình chim bắt mồi trên trống đồng cổ Miếu Môn
Chiếc trống đồng cổ này được phát hiện năm 1961 treo tại đình làng Hoành xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức tỉnh Hà Sơn Bình cũ nay là Hà Nội. Theo các cụ cao niên trong làng thì trống đồng đã có ở đình từ bao giờ thì không ai biết. Mà chỉ biết từ bao đời rồi mỗi khi hội làng hoặc lễ tế tại đình thường mang ra sử dụng.
Từ năm 1961 nhà nước chính thức đưa trống đồng cổ này về bảo tàng lịch sử Việt Nam để bảo quản và trưng bày. Và cũng từ đây bỗng nhiên trống đồng đình làng Hoành được đặt tên là trống đồng Miếu Môn. Mặc dù đình miếu Môn cách đây mấy km
Cũng thời gian này bảo tàng quốc gia đã làm cho đình một cái trống đồng tương tự cái cũ, nhưng bằng chất liệu thạch cao.
Qua gần 50 năm cái trống thạch cao ấy đã xuống cấp và bong chóc sắp hỏng .
Trống thạch cao mô phỏng theo trống đồng cổ tại đình làng Hoành
Là người con quê hương lập nghiệp tại Đồng Nai cũng tạm gọi là có chút thành đạt bác Bùi Đức Duy trong một lần về thăm quê hương làng Hoành yêu dấu, lúc ra đình thấy cái trống thạch cao đến hồi tàn tạ ,bác chợt nghĩ ra phải làm cái gì đó thế vào đây suy tính mãi ,cuối cùng bác bàn với bà con họ hàng làng xóm cùng chính quyền địa phương và ban quản lý di tích đúc lại phiên bản trống đồng củ của làng trước đây.Ý kiến đưa ra cũng nhiều nhưng cuối cùng nguyện vọng đa số đều muốn làm lại phiên bản cũ và dường như thần linh ở đình làng Hoành cũng rất vui mừng vì điều này.
Thống nhất cao rồi nhưng tìm thợ để đúc chiếc trống đồng này là cả một quá trình dài ,ban đầu ban quản lý cùng bà con lên mạng tìm và đến các làng nghề đúc đồng, xong ở trên mạng thì như ma trận đến nhiều làng nghề thì ai cũng tự xưng làm tốt nhưng hỏi về chi tiết thì không trả lời được thế là từ tết đến hết tháng giêng chưa tìm được thợ đúc.
Cận cảnh mặt trống đồng tại Đồ đồng Lê Gia
Thật tình cờ chính bác Duy người tâm huyết nhất trong việc này. Và cũng là người cấp hầu hết kinh phí làm trống. Trong một lần công tác thấy một trống đồng rất đẹp và âm thanh tốt bác đã tìm hiểu và tìm ra nơi mình đáng để đặt niềm tin ,tiền bạc để làm cho đình và cả làng một sản phẩm phiên bản thời Đông Sơn của quê hương mình. trong dịp hội tế lễ đình làng Hoành 11-2 âm lịch 2016 bác đã mời nhóm thợ của cơ sở “Đồ Đồng Lê Gia” ra thăm đình, thăm làng và cùng nghiên cứu để làm phiên bản trống đồng này.
Hình hươu trên trống đồng Miếu Môn
Sau hơn bốn tháng thi công trống đồng đình làng hoành đã hoàn thiện,
Ngày 25/6 bính thân đúng vào ngày cơn bão số 1 đổ vào miền bắc nước ta với sự tàn phá rất lớn. Đó cũng là ngày bác Duy cùng bà con trong làng rước trống đồng về làng. Từ 5 giờ sáng cả đoàn vẫn lên xe vào Thanh Hoá dù trên đường đi gặp vô cùng khó khăn cây đổ, sạt lở đất đường trơn… Nhưng với tâm niệm phải đưa linh vật về đình đúng ngày đã định ,đoàn đã vượt qua tất cả để về tới nơi để nhận và đưa trống đồng về làng.
Bác Bùi Đức Duy đang thử âm thanh trống đồng tại cơ sở Đồ đồng Lê Gia.
Trống đồng Miếu Môn ở giữa đình làng Hoành
Được biết trong dịp này bác Bùi Đức Duy cũng dâng thêm hai trống đồng cho hai đình làng bên.
Bác Bùi Đức Duy (bên trái) dâng trống đồng cho đình làng bên
Nếu muốn sở hữu trống đồng đẹp làm quà biếu tặng các đối tác lớn, hoặc mua để trưng bày. Quý khách hàng có thể liên hệ ngay với Đồ Đồng lê Gia theo địa chỉ sau:
Tham khảo một số mẫu trống đồng đúc thủ công đẹp và giống phiên bản chính nhất
Tham khảo một số mẫu mặt trống đồng Ngọc Lũ đẹp nhất
Tham khảo thêm 50+ mẫu mặt trống đồng Đông Sơn, Ngọc Lũ đẹp nhất .
Do Dong Le Gia
Do Dong Le Gia
Thanh Hóa ngày nay, vùng đất Cửu Chân xưa với lưu vực sông Mã là một trong những trung tâm thời đại kim khí, địa bàn trọng yếu của Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc thời các vua Hùng, là một trong những trung tâm quan trọng trong việc chế tạo, sử dụng, giao lưu, trao đổi trống đồng cổ của Việt Nam.
Do Dong Le Gia
Quả đồi trồng chè cao hơn khoảng 10 m so với mặt ruộng xung quanh, khi đó thuộc đội 3, hợp tác xã Quảng Lễ, xã Quảng Chính, huyện Đầm Hà nay là xã Quảng Chính, huyện Hải Hà. Trống được tìm thấy ở độ sâu 50 cm, không chôn kèm hiện vật khác.
Do Dong Le Gia
Nghề đúc đồng truyền thống ở Việt Nam đã có từ bao đời nay. Thời Vua Hùng dựng nước đã có các khí vật được đúc bằng đồng như mũi tên, ngọn giáo. Đến ngày này nước ta vẫn còn duy trì được nhiều làng nghề đúc đồng truyền thống mộc mạc, hấp dẫn du khách đến tham quan du lịch, khám phá nét văn hóa nghề hấp dẫn. Dưới đây là top 7 làng nghề đúc đồng ở Việt Nam có tiếng.
Do Dong Le Gia